Bức ảnh này được người ta chụp ở một khu rừng vùng Đông Bắc nước Mỹ. Như nhiều quốc gia khác nghiên cứu về nấm, loại nấm linh chi này được gọi là loại nấm ký sinh trùng, từ rất lâu nó được xem như có hại vì tấn công cây rừng, nhưng hiện tại, các nhà khoa học đã thay đổi góc nhìn với những nghiên cứu sâu hơn, đã phát hiện giá trị rất âm thầm của nấm linh chi ký sinh là giúp cân bằng hệ sinh thái rừng.
Hiện tại, trên thế giới vai trò của hệ sinh thái nấm trong tổng thể hệ sinh thái thiên nhiên vẫn còn là một mảnh đất hoang sơ nhiều bí ẩn chưa được khám phá sâu, đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng nấm đối với thiên nhiên và con người.
Quay lại lĩnh vực nấm ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng trong nước ngày xưa đi học hỏi ngành nấm bên Trung Quốc về, vì Trung Quốc là đầu tàu của ngành nấm, có một sai xót còn tồn đọng cần khắc phục. Cái nấm ký sinh vừa nói được gọi là Cổ Linh chi, mà biết bao nhiêu tài liệu Việt Nam dẫn chứng tài liệu Trung Quốc đều khẳng định nó là loại nấm phá gỗ cần loại bỏ; như đã nói ở trên, nấm ký sinh có giá trị riêng của nó.
Vấn đề nằm ở chỗ, thông tin khoa học nói Cổ Linh chi phá gỗ khiến cho cơ quan chức năng liên quan không có chính sách bảo vệ nấm ký sinh. Trong khi, người dân thì hay quan niệm cái gì của thiên nhiên đều tốt hơn của trồng đâm ra người ta đổ xô vô rừng chặt Cổ Linh chi về bán tràn ngập thị trường. Mình nhắc lại một điều cũ rích, nấm không phải là thực vật trong phân loại sinh học. Kể cả các loại thảo dược, khi được phát hiện là thảo dược tốt có giá trị thì người ta cũng phải đem về tìm cách nhân giống để trồng mới sản xuất đại trà, các gia đình làm nghề thuốc gia truyền chân chính họ hay thái thuốc nhỏ ra và giấu tên các vị thuốc cũng vì sợ bị khai thác vô tội vạ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng nguồn dược liệu quý.
Cổ Linh chi có giá trị chuyển hoá duy trì hệ sinh thái tự nhiên, cần có chính sách bảo vệ lâu dài. Nhưng trước mắt, các bạn hãy nhìn vào tấm hình, Cổ Linh chi lại rất nguy hại đến sức khoẻ người dùng vì lớp mốc meo của nó, khi nấm rừng được phơi khô thì lớp mốc rất khó nhận biết bằng mắt thường vì tưởng bẩn, nhiều người cẩn thận hơn về ngâm rượu uống tưởng đảm bảo nhưng làm sao cồn có thể diệt hết được mầm nấm mốc ký sinh. Cổ Linh chi sức sống rất mạnh nên thường gặp nhiều loại nấm rừng rất to và đẹp, lại thêm quan niệm sai lầm nhiều người cho rằng nấm to đẹp lâu năm nên quý, và càng khai thác nhiều hơn…
Tóm lại, không sử dụng nấm linh chi rừng là góp phần bảo vệ rừng và bảo vệ sức khoẻ bản thân!
– P.H.Nam (Linh Chi Khang Nam)